Những Món Ăn Đặc Trưng Vào Dịp Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tại công ty Nước giải khát RITA
5/5 - (1 bình chọn)

Tết Đoan Ngọ, còn gọi là tết Đoan Dương hay tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Năm nay, tết Đoan Ngọ nhằm ngày 10 tháng 6 dương lịch.

 

Ẩm Thực Đoan Ngọ Phong Phú Và Đa Dạng

Theo vòng tuần hoàn của thời gian, vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người người nhà nhà đã sửa soạn lễ tiết chỉnh chu mừng tết Đoan Ngọ. Tuy chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng tết Đoan Ngọ vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt.

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn tết Đoan Ngọ, nhớ về tháng năm

Lệ xưa nếp cũ, những hoạt động không thể thiếu vào dịp Đoan Ngọ gồm có dâng cúng sản vật lên tổ tiên ông bà, “diệt sâu bọ” trong người bằng thực phẩm, đánh cây – khảo cây, tắm lá thuốc, tắm biển…

Từ ngàn xưa, vào mỗi dịp lễ tết quan trong, người Việt sẽ chuẩn bị những món ăn độc đáo, trước là để hiếu kính tổ tiên ông bà, sau là để gia đình quây quần thưởng thức.  Những món ăn vào dịp tết Đoan Ngọ rất phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc vùng miền. Cùng Rita điểm lại những món ăn không thể thiếu vào dịp tết “diệt sâu bọ”.

Mâm cúng Đoan Ngọ mang đậm hương sắc mùa hè
Mâm cúng Đoan Ngọ mang đậm hương sắc mùa hè (Ảnh: Internet)

 

 

Cơm Rượu Nếp

Trên cả ba miền Bắc Trung Nam, cơm rượu nếp là món ăn nhất định phải có mặt vào Đoan Ngọ. Dân gian quan niệm vị cay nồng của cơm rượu có thể diệt những loài kí sinh trùng có hại trong cơ thể, giúp đẩy lùi mầm bệnh trong người.

Cơm rượu nếp thường được làm từ gạo nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng nhờ màu sắc đặc trưng, thường được xem là may mắn và mang lại sự giàu có. Việc nấu cơm nếp và ủ rượu cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm huyết để có được hương vị đậm đà, thơm ngon.

Cùng là gạo nếp lên men nhưng cơm rượu Đoan Ngọ, tuy nhiên mỗi miền có sự khác biệt nhất định về cách chế biến và hình dáng. Theo đó, dễ nhận biết nhất là cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt, cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được vo viên tròn.

Cơm rượu miền Bắc thường được làm từ nếp cẩm
Cơm rượu miền Bắc thường được làm từ nếp cẩm (Ảnh: Internet)

 

Bánh Tro

Bánh tro, hay còn gọi là bánh ú tro, bánh gio… cũng là một món ngon quen thuộc vào tết Đoan Ngọ. Bánh tro có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm trong nước tro đốt từ cây khô, sau đó được gói trong lá và mang đi luộc. Bánh tro có vị nhạt nhẹ, mát mẻ, không chỉ ngon miệng mà còn giúp cơ thể tránh khỏi cảm giác ngấy khi thưởng thức.

Bánh tro thường được ăn cùng với mật mía
Bánh tro thường được ăn cùng với mật mía (Ảnh: Internet)

 

Thịt Vịt

Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Mọi người cho rằng thịt vịt có tính hàn, giúp cơ thể mát mẻ và bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng của tháng 5 âm lịch. Trong khi đó, một số khác cho rằng từ ngày 5/5 âm lịch trở đi, thịt vịt sẽ ngon hơn, béo ngậy và không còn mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi ốm, chữa co giật, hạ nhiệt và giảm mụn nhọt.

Người miền Trung thường ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ
Người miền Trung thường ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

 

 

Hoa quả

Ngoài thịt vịt, hoa quả cũng đóng vai trò quan trọng trong ngày tết Đoan Ngọ. Việc ăn trái cây đầu mùa như mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu không chỉ giúp tiêu trừ mầm bệnh mà còn thể hiện mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. Ở miền Bắc, mâm quả cúng thờ tổ tiên thường có những loại quả thời vụ như mận, vải, đào.

Trái cây có tác dụng diệt sâu bọ trong người
Trái cây có tác dụng diệt sâu bọ trong người (Ảnh: Internet)

 

Các Loại Chè

Chè trôi nước và chè kê cũng là hai món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước được làm từ bột nếp trắng, nhân đậu xanh, mang đến hương vị béo ngậy, ngọt ngào, ăn cùng với nước đường cay nồng và hương thơm của mè rang.

Chè kê được chế biến từ hạt kê, đường và nước gừng. Điểm thú vị là khi thưởng thức mọi người sẽ dùng bánh tráng mè để “múc” chè kê thay vì dùng muỗng. Chè kê có tác dụng bổ khí huyết, thanh mát, giải nhiệt rất thích hợp ăn vào thời tiết nắng nóng lúc giữa năm.

Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế vào dịp Đoan Ngọ
Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế vào dịp Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)

 

Bánh Ú

Bánh ú Đoan Ngọ gồm có bánh ú lá tre và bánh ú bá trạng. Trong đó, bánh ú lá tre được làm từ nguyên liệu tự nhiên, vị ngọt nhẹ, tính mát tốt cho tiêu hóa. Bí quyết làm bánh ngon là ngâm nếp trong nước tro tàu qua đêm. Bánh ú có màu vàng trong, vị lạt, ăn dễ tiêu, thơm thoang thoảng mùi lá tre. Bánh có thể có hoặc không có nhân, thường 12-14 cái mỗi xâu.

Bánh Ú Bá Trạng là loại bánh ú của người Hoa với nhân mặn từ thịt, trứng muối, tôm khô, nấm, đậu phộng… Nếp được ngâm cùng thuốc bắc và gia vị tạo hương vị đặc trưng. Mỗi người gói có công thức riêng, tạo sự đa dạng về hương vị.

Tết Đoan Ngọ tại công ty Nước giải khát RITA
Tết Đoan Ngọ tại công ty Nước giải khát RITA

 Công ty Rita Tặng Bánh Ú Bá Trạng Mừng Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thống hàng năm, công ty Rita đã gởi tặng toàn thể cán bộ nhân viên những chiếc bánh ú bá trạng nhân dịp tết Đoan Ngọ. Theo đó, những chiếc bánh ú được gói từ gạo nếp ngon, thịt ba chỉ, trứng muối, tôm khô, nấm đông cô… tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt.

 

Tặng quà cho nhân viên vào những ngày quan trọng đã trở thành truyền thống của công ty Rita.  Việc này không chỉ giúp thể hiện sự quan tâm, trân trọng đối với nhân viên mà còn góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đoàn kết. Hy vọng rằng thông qua những hành động thiết thực này, mỗi nhân viên tại công ty Rita đều cảm thấy được yêu thương và động viên, từ đó tiếp tục phát huy tinh thần làm việc và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Chúc đại gia đình Rita Tết Đoan Ngọ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận